Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những đột phá được tạo ra trong phòng thí nghiệm

Từ vắc-xin đến các cuộc phẫu thuật cứu sống mạng người khỏi những căn bệnh nguy hiểm, thành tựu khoa học đã nâng tầm chất lượng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân. Đằng sau mỗi khám phá y học, nhiều ý tưởng đã diễn ra ở các phòng thí nghiệm...

Xương lợn

Các nhà khoa học tại Đại học Columbia, New York, Mỹ đã thành công trong việc tái tạo xương nhân tạo từ tế bào lợn mở ra hy vọng tái tạo xương trên cơ thể người. Tác giả nghiên cứu, TS. Gordana Vujak-Novakovic cùng đồng nghiệp xây dựng một bộ khung xương sống mà không cần sử dụng các yếu tố tăng trưởng thường được sử dụng để kích thích dạng tái sinh này.

Các nhà khoa học đã sử dụng hình ảnh 3D về khiếm khuyết xương hàm lợn, lập bản đồ cấu trúc xương. Các tế bào gốc của lợn được lấy từ một mẫu mở nhỏ và được sử dụng để hình thành xương bên trong bộ khung, chỉ mất 3 tuần để các mạch máu bên trong xương liền mạch và hòa nhập vào hệ thống tuần hoàn của lợn. Công nghệ này hiện đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị cho các thử nghiệm lâm sàng để FDA chấp thuận.

Chi chuột

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết, họ đã phát triển được toàn bộ các bộ phận cơ thể chuột trong phòng thí nghiệm. Đây là dự án thành công đầu tiên trong việc tái tạo các bộ phận cơ thể chuột trên thế giới.

TS. Harold Ott, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cơ và Xương cùng đồng nghiệp lấy một bộ khung xương chi trước chuột đã chết và loại bỏ tất cả các tế bào của nó sau đó họ tái cấu trúc lại các tế bào cho phần chi chết, tiêm tế bào cơ và mạch máu cho “bộ khung” chi giả phát triển trong vòng 2 tuần và cuối cùng nó được kết nối với phần thân một con chuột còn sống.

Kết quả là máu từ con chuột sống bắt đầu tuần hoàn qua các mạch máu của chi giả - dấu hiệu cho tương lai chi sinh học nhân tạo phục vụ con người.

Tai được làm ra từ... táo.

Tai được làm ra từ... táo.

Tinh trùng chuột

Các nhà khoa học thuộc Đại học Muenster, Đức và Ben Gurion, Israel lần đầu tiên nuôi cấy thành công tinh trùng chuột trong phòng thí nghiệm từ các tế vào mầm – tế bào trong tinh hoàn của chuột đực. Nghiên cứu đột phá này mở ra hy vọng cho những người đàn ông bị vô sinh. Các nhà khoa học đang ứng dụng quy trình thí nghiệm với các tế bào mầm trong tinh hoàn đàn ông nhưng chưa thành công, mặc dù vậy TS. Mahmoud Huleihel cho biết, để thành công khi ứng dụng trên người phải mất nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa.

Tai người từ táo

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Ottawa, Canada đã thành công trong việc sử dụng cellulose trực tiếp từ táo đã qua xử lý để nuôi cấy thành công tai người. Khi nuôi cấy tai trên khung, các tế bào liên kết với nhau, phát tín hiệu đến nguồn cung cấp máu và trở thành một phần của cơ thể. Quá trình thử nghiệm của TS. Pelling cùng cộng sự rất đơn giản.

Bước đầu, nhóm ngâm quả táo trong nước sôi và dung dịch xà phòng để loại bỏ chất tế bào của quả táo. Kết quả rất khả quan khi các tế bào của quả táo đã mở ra. Sau đó, táo được rửa sạch và loại bỏ chất tế bào, chỉ còn lại thành phần cellulose hình rỗng giống như cấu trúc khung xương của quả táo. Những khoảng rỗng nằm bên trong thành cellulose sẽ được lấp đầy bằng tế bào của người và sẽ tiếp tục phát triển.

Dương vật thỏ

GS. Anthony Atala, Giám đốc Viện Y học tái sinh cho biết, từ năm 2008, nhóm của ông đã thành công trong việc tạo ra dương vật thỏ. 8 con thỏ trong thí nghiệm này có thể xuất tinh thành công và 4 con thỏ có con. Để làm được việc này họ đã lấy những tế bào nội mô đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Chất này được dùng để thay thế mô dương vật bình thường của thỏ. Kết quả cho thấy không có hiện tượng thải ghép.

m đạo người

GS. Anthony Atala và các đồng nghiệp cũng phát triển thành công âm đạo nữ giới trong phòng thí nghiệm. Những âm đạo này được cấy ghép vào 4 nữ giới ở Mexico mắc phải một rối loạn hiếm gặp khiến họ sinh ra không có âm đạo. Để tạo ra âm đạo này, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu mô từ 4 người tham gia thí nghiệm, sau đó tạo ra một bộ khung, tiếp tục tiêm vào đó tế bào phát triển từ mẫu mô. Cuộc cấy ghép đầu tiên diễn ra năm 2005. Quá trình theo dõi không phát hiện thấy có biến chứng nào. Tất cả 4 người phụ nữ này đều hoạt động tình dục bình thường.

Minh Huệ

((Theo LS, 2017))

0 nhận xét:

Đăng nhận xét